+ 𝘽𝙚̣̂𝙣𝙝 𝙙𝙤 𝙩𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝙊𝙭𝙮: Mùa nước kiệt mực nước xuống thấp, bức xạ mặt trời dễ dàng làm cho nhiệt độ nước tăng cao, làm cho sự phân hủy chất hữu cơ trong môi trường nước diễn ra nhanh hơn và quyết liệt hơn. Quá trình này đòi hỏi phải tiêu tốn một lượng Oxy hòa tan trong nước rất lớn. Đây là nguyên nhân gây thiếu Oxy cục bộ trong ao nuôi cũng như trên các dòng chảy cạn. Cho nên cần phải theo dõi nhiệt độ nước trên sông nơi neo đậu bè cũng như nhiệt độ nước trong ao nuôi để tránh hiện tượng thiếu Oxy cục
bộ vừa nêu. Nhiệt độ thích hợp cho các loài cá nuôi bản địa vùng ĐBSCL nằm trong khoảng: 26-30 oC.
**Khi ao thiếu Oxy nặng: Sử dụng 1kg SODIUM PERCARBONATE /2.000 m3 nước ao.
+ 𝘽𝙚̣̂𝙣𝙝 𝙙𝙤 𝙩𝙖̉𝙤: Trong điều kiện nhiệt độ nước tăng cao như đã nói trên quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ hoàn toàn sẽ tạo ra nhiều CO2. Chính hàm lượng CO2 góp phần làm cho pH nước tăng lên, tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển rất mạnh gây nên hiện tượng “nở hoa nước” (nước ao và sông có nhiều váng tảo màu xanh nổi trên mặt nước mà bà con hay gọi là “trứng nước”). Nên cần lưu ý khống chế sự phát triển của tảo bằng cách thay nước thường xuyên, cho ăn vừa phải tránh lượng thức ăn dư thừa vô tình như động tác bón phân cho ao nuôi làm cho môi trường nước trở nên “phú dưỡng”.
**Khi ao bị tảo nhiều: Sử dụng sản phẩm AQUA COPPER diệt tảo độc, tảo nhớt, hạ mật độ tảo,...Liều dùng 1l / 2.000 - 4.000 m3.
+ 𝘽𝙚̣̂𝙣𝙝 𝙙𝙤 𝙩𝙝𝙞𝙚̂́𝙪 𝙫𝙞𝙩𝙖𝙢𝙞𝙣 𝘾: Vitamin C có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cá, bảo vệ thành mạch máu, đồng thời góp phần làm tăng khả năng hấp thu Canxi giúp các khớp xương của cá rắn chắc hơn. Thiếu Vitamin C có thể gây nên các bệnh hoại tử các tế bào máu, đối với các loài cá da trơn có thể bị nứt xương trán do thiếu Vitamin C.
**Vì thế chúng ta nên bổ sung định kỳ bằng sản phẩm C MAX cho cá nuôi với liều lượng từ 1-2g / kg thức ăn, cho ăn ngày 2 lần. Nên sử dụng trong suốt quá trình nuôi.
Hỗ trợ tư vấn trực tiếp và miễn phí: 090 777 0550 - 090 779 0550