HIỆN TƯỢNG TÔM CHẠY ĐÀN ( KÉO ĐÀN )Trong quá trình nuôi tôm hiện tương tôm chạy đàn hay còn được gọi là tôm kéo đàn không còn xa lạ với bà con. Hiện tượng này không khiến cho tôm chết ngay nhưng đây chính là biểu hiện đầu tiên cảnh báo xấu về chất lượng nước trong ao, nếu không điều trị sớm có thể gặp phải một số bệnh nguy hiểm như nhiễm độc tố gan gây chết đột ngột, rớt đáy, thậm chí có thể bị nhiễm đốm trắng gây chết hàng loạt
Hiện tượng chạy đàn xảy ra:
1. Với những ao có màu nước đậm:
Độ trong thấp, hàm lượng ô xy hòa tan ở tầng đáy thấp đã tạo ra khu vực yếm khí nên sinh ra nhiều khí độc như NH3, NO2… vì vậy làm cho tôm không thể cư trú ở khu vực này mà phải bơi lên tầng giữa hay tầng mặt để tìm nơi có điều kiện thích nghi hơn để sống tạo ra hiện tượng tôm kéo đàn.
2. Với những ao nước trong:
Tôm kéo đàn sẽ xảy ra trong ao có rong đáy hoặc không có rong đáy.
+ Ao có rong đáy như rong đuôi chồn, rong mềm… do quá trình quang hợp của các loại rong đáy làm tăng pH (> 9). Khi pH cao sẽ gây độc cho tôm do lượng khí NH3 có hàm lượng cao ở đáy ao. Ở những ao này có xử lý chất thải sẽ làm hạn chế lượng khí độc, chính vì thế mà mặc dù pH cao nhưng chưa làm chết tôm mà mới dừng lại ở mức tôm kéo đàn.
+ Ao không có rong đáy: Những ao này thường nghèo dinh dưỡng, độ kiềm thấp làm mất cân đối các yếu tố môi trường và sự biến động các chỉ tiêu môi trường thường xuyên xảy ra cũng làm cho tôm kéo đàn.
3. Thay đổi nhiệt độ môi trường, ao có khí độc:
+ Khi nhiệt độ trong ao nuôi thấp hoặc trong ao nuôi có khí độc thì tôm sẽ bơi thành đàn đến những nơi không có khí độc hoặc nơi đáy ao không bị lạnh.
Biện pháp khắc phục:
+ Trước khi thả nuôi cần xử lý đáy ao kỹ lưỡng, loại bỏ bùn bã cũ, chất hữu cơ
+ Làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan khu vực đáy ao. Không để khu vực đáy bị yếm khí thông qua các biện pháp như xi phông đáy ao, quạt nước, đảo nước.
+ Tăng cường chạy quạt giảm sự phân tầng nhiệt độ trong môi trường ao nuôi khi thời tiết thay đổi đột ngột.
+ Khi nhiệt độ trong môi trường ao nuôi thấp( đáy ao lạnh ) cần bón vôi nóng để ổn định lại nhiệt độ môi trường tránh hiện tượng chạy đàn.
+ Với những ao có rong đáy khi tôm hơn một tháng tuổi thì dùng các biện pháp như nhổ rong đuôi chồn, với rong mềm, rong nhớt thì dùng lưới kéo sát đáy ao, lấy vợt vớt đi các rong nổi trên mặt nước và tấp phía cuối gió. Hoặc tiến hành tiêu diệt rong bằng 0.5 lít AQUA COPPER/3000 m3 nước nhằm , diệt rong đuôi chồn, rong nhớt, cải thiện chất lượng nước. Sau đó, cần gây màu nước bằng 1kg BENTHOS 99/ 1000m3 nước và tạt 1 Lít YUCCA MAX/10.000 - 12.000 m3 nước để cấp cứu kịp thời khi tôm, cá bị ngộ độc và hấp thu khí độc nhanh chóng.
+ Định kì 5-7 ngày sử dụng 1kg STAB WATER/ 2.000-2.500 m3 nước, để phân giải kim loại nặng, thuốc trừ sâu, khoáng hóa nền đáy ao và độc tố trong môi trường ao nuôi.
+ Quản lý tốt lượng thức ăn, khẩu phần ăn của tôm:
- Kiểm tra thường xuyên tình hình tôm ăn nhiều hay ít, từ đó điều chỉnh cho phù hợp không làm dư thừa thức ăn tích tụ đáy ao.
- Trộn thêm C MAX vào khẩu phần ăn của tôm nhằm tăng cường đề kháng, miễn dịch đường ruột giúp tôm chống chọi tốt với biến động của môi trường và bệnh hại.
**** Một số chỉ tiêu chất lượng nước cần được đảm bảo để tôm không kéo đàn:
+ Độ trong: Thích hợp từ 20-30 cm, nếu nước có màu đậm thì cần thay nước. Nước có độ trong sâu hơn thì cần bón vôi, bón BENTHOS 99 gây màu nước.
+ pH: Thích hợp là từ 7,5-8,5. Trong trường hợp thấp hơn cần bón vôi để tăng pH, cao hơn thì cần thay nước.
+ Nhiệt độ ao nuôi thích hợp để tôm phát triển tốt: Tôm sú 28-30 0C, tôm thẻ 25-30 0C.
+ Độ kiềm: Trên 80 mg/lít (không nên quá 200 mg/lít). Để đạt độ kiềm thích hợp cho tôm bằng cách thay nước, tạt khoáng..
+ Quản lý khí độc: Cần chú ý nhiều ở những ao giàu đạm, ở giai đoạn một tháng tuổi vì giai đoạn này tôm chưa khuấy động nước nền đáy ao, khí độc không thể thoát ra ngoài. Khắc phục bằng cách xáo trộn nước, phun chế phẩm sinh học.
HUFA BIOTECH – HIỆU QUẢ NÓI LÊN TẤT CẢ!!